Các chỉ số DHA - EPA là gì? Tầm quan trọng của nó đối với mỗi chúng ta.
Các chỉ số DHA - EPA là gì?
DHA là gì? EPA là gì?
DHA (axit Docosahexaenoic) và EPA (axit Eicosapentaneoic) là các axit béo không bão hòa đơn (Omega 3), có thể tìm thấy trong các loại cá nước lạnh. DHA và EPA có vai trò quan trọng đối với các chức năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ và võng mạc mắt.
DHA là những khối mô nằm trong não và võng mạc của mắt. DHA giúp thiết lập các kết nối và truyền tín hiệu giữa các nơ ron thần kinh. Đó là những chức năng cơ bản và cực kỳ quan trọng của não. DHA cũng tìm thấy trong võng mạc của mắt và việc cung cấp đủDHA sẽ giúp giữ cho đôi mắt hoạt động khỏe mạnh.
Đối với hệ tim mạch, DHA và EPA được chuyển hóa thành các hóc môn giúp điều chỉnh các hoạt động của tế bào và chức năng của hệ tim mạch.
Vai trò của DHA & EPA đối với trẻ em - từ bào thai tới trưởng thành.
Đối với sự phát triển về cơ thể và trí tuệ của con người, DHA có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình phát triển thai kỳ, sơ sinh, và sau này. Sự tập trung cao độ chất DHA trong não của trẻ lên tới 300-500% trong 3 tháng cuối của kỳ mang thai. Bổ sung DHA cho bà bầu, bổ sung vào khẩu phần hàng ngày của các bà mẹ sẽ trở nên cực kỳ cần thiết cho quá trình phát triển não của thai nhi.
Khi bà mẹ mang thai và cho con bú mà ăn uống đảm bảo có đủ DHA trong khẩu phần ăn (200 mg/ngày), thì đứa trẻ đảm bảo đủ DHA để phát triển toàn diện, đứa trẻ sẽ khỏe mạnh, có trí nhớ tốt hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được cải thiện chỉ số MDI và thị lực, đôi mắt trẻ sẽ nhìn tinh, rõ hơn nếu được cung cấp DHA đều đặn.
Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai được cung cấp đầy đủ DHA sẽ giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ nhỏ. Mặc dù trong sữa mẹ có DHA (trung bình DHA sữa mẹ chiếm 0.32% tổng số acid béo), nhưng có đủ DHA hay không lại tùy thuộc vào chế độ ăn của bà mẹ có đủ hàm lượng DHA không.
DHA cho trẻ em là rất cần thiết, nghiên cứu ở trẻ từ 4 đến 10 tuổi trong các trường học tại Bangkok (Thái Lan) cho thấy, trẻ được bổ sung DHA ít bị nhiễm cảm cúm, cảm lạnh, hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, thậm chí DHA còn giúp bà mẹ thoát khỏi chứng trầm cảm sau khi sinh. Chúng tôi cũng đã có nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ từ lúc mới sinh cho đến khi 9 tuổi bổ sung DHA đầy đủ thì đến 9 tuổi huyết áp của trẻ sẽ cực kỳ ổn định.
Qua nghiên cứu cho thấy, một số đứa trẻ hiếu động không tập trung vào việc học tập thì việc bổ sung DHA đầy đủ cũng cải thiện được tình trạng này.
Vai trò của DHA & EPA đối với người già, người có trí nhớ kém...
Đối với người già thì việc bổ sung DHA và EPA cũng rất cần thiết. Khi càng lớn tuổi, cơ thể chúng ta sẽ tổng hợp ngày càng ít DHA và EPA, và từ đó sẽ giảm thiểu chức năng tập trung và nhận thức của não.
DHA và EPA cũng có thể giúp những người có bệnh về trí tuệ như bệnh mất trí, chứng hay quên, khó tập trung...
Bổ sung DHA và EPA cũng là một cách bổ sung năng lượng, giúp cơ thể giảm thiểu mất nhiệt, ngăn da khỏi khô và bong tróc, các mô đệm và nội tạng.
Bổ sung DHA và EPA như thế nào?
Có thể nói, bổ sung DHA lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ, song thực tế trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang được bổ sung DHA trong thực đơn hàng ngày với hàm lượng thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo.
Khuyến cáo của Tổ chức FAO, WHO (năm 2010), lượng DHA với trẻ 6 tháng - 24 tháng: 10-12 mg/kg, phụ nữ có thai và cho con bú: 200 mg/ngày.
Khuyến cáo gần đây về lượng DHA hàng ngày đầy đủ của ANSES - Cục An toàn thực phẩm Pháp (năm 2010), với trẻ 0-6 tháng: 0.32% tổng lượng acid béo, trẻ 6-12 tháng: 70 mg/ngày, trẻ 1-3 tuổi: 70 mg/ngày, trẻ 3-9 tuổi: 125 mg/ngày, phụ nữ có thai và cho con bú: 250 mg/ngày (tất nhiên, bên cạnh hàm lượng DHA cần thiết cho trẻ, trẻ cần được cung cấp thêm các dưỡng chất quan trọng như Choline, Kẽm, Iốt, Sắt, Vitamin B6 & B12, và nhiều chất dinh dưỡng khác, để giúp trẻ phát triển trí não và tăng trưởng thể chất toàn diện).
Nghiên cứu trong 50 phụ nữ các quốc gia khác nhau, cho thấy, nồng độ DHA ở phụ nữ Canada, Mỹ, Australia, Mexico đều thấp hơn 0.32%, trong khi ở phụ nữ Chile, Trung Quốc, nhất là Nhật Bản, Philippins nồng độ DHA lại rất cao. Điều dễ hiểu phụ nữ các nước Chile, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippins họ ăn nhiều cá hơn. Vị tiến sĩ đến từ Scotland khuyên, các bà mẹ nên ăn thực phẩm có DHA trong khi mang thai và cho con bú.
Vậy DHA có trong thực phẩm nào , DHA có nhiều trong thực phẩm như cá béo và hải sản (thí dụ cá hồi, cá thu, cá ngừ, tôm), hoặc bổ sung dầu cá. DHA trong sữa cũng có nhiều.
Lời khuyên từ các tổ chức, chuyên gia là tiếp tục cung cấp DHA sau 6 tháng đầu đời, và trong suốt thời kỳ tuổi trẻ.
Thừa DHA thì có ảnh hưởng xấu gì không?
Chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy có hại khi thừa DHA, có lẽ thiếu DHA thì có hại hơn là thừa một chút. Nhưng nếu thừa nhiều DHA quá thì thời gian đông máu kéo dài, ví dụ đứa trẻ bị chảy máu cam thì thời gian ngừng chảy máu cam sẽ lâu hơn.
Tầm quan trọng của DHA với sự phát triển của trẻ . (Phân tích thêm)
DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid – một acid béo thuộc nhóm omega-3.DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ.
DHA là 1 thành phần quan trọng hình thành cấu trúc màng tế bào và mô, có nhiều nhất trong não (97%). Khi trẻ dưới 2 tuổi, não cần một lượng lớn DHA để tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động cụ thể. Đây là nền tảng quan trọng cho quá trình học hỏi sau này của bé.
GS.TS Peter Willatts, một chuyên gia hàng đầu về DHA đã từng đưa ra lời khuyên dành cho các bà mẹmang thai và có con bé: cung cấp hàm lượng đúng DHA từ những năm tháng đầu đời và trong suốt thời kỳ tuổi trẻ nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, rất ít các bà mẹ thực hiện khoa học việc cung cấp DHA trong khẩu phần ăn cho con.
DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi những nhà khoa học nổi tiếng thế giới cũng làm rõ ảnh hưởng tích cực của DHA trong từng giai đoạn phát triển của trẻ như: khả năng xử lý vấn đề tốt hơn ở 9 tháng tuổi, tăng 7 điểm chỉ số phát triển trí tuệ ở 18 tháng tuổi, hệ hô hấp khỏe mạnh hơn khi trẻ được 3 tuổi và tăng 6 điểm IQ ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi… nếu trẻ được cung cấp hàm lượng đúng DHA từ sớm và liên tục.
Trẻ cần bổ sung DHA bao nhiêu và như thế nào?
DHA được bổ sung sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ, song thực tế hàm lượng DHA trong thực đơn hàng ngày dành cho trẻ em ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quá thấp so với mức khuyến cáo của WHO.
Do đó, hãy đa dạng khẩu phần ăn của trẻ, sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu DHA như thủy hải sản, trứng,sữa, các loại hạt có dầu… Dầu cá có thể lựa chọn để bổ sung DHA, nhưng việc bổ sung này cần thật cẩn trọng. Bổ sung sữa bột với hàm lượng đúng DHA chính là nguồn cung cấp DHA an toàn, đơn giản và tối ưu.
Theo nghiên cứu của WHO/FAO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung hàm lượng khoảng 200mg/ngày để có thể cung cấp đủ DHA cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, DHA ở hàm lượng 0,32% trong tổng axit béo, tương ứng 17mg/100kcal là tối ưu. Trẻ từ 1-6 tuổi thì cần được bổ sung DHA với hàm lượng từ 75mg/ngày (có thể tăng giảm tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ).